Ghi nhận công lao Lê Đình Kiên

Ngoài việc Trấn thủ Lê Đình Kiên được triều Lê trung hưng truy phong tước hiệu và phúc thần, lúc bấy giờ người Việt và người nước ngoài ngụ ở Phố Hiến cũng đã dựng bia ghi công ông. Ở nơi ấy hiện vẫn còn 2 tấm bia, một do Trưởng tài Nam Hải là Trần Đế Đào (người Phúc Kiến, Trung Quốc) dựng năm 1723, một do người địa phương dựng vào năm 1727. Nội dung 2 bia cơ bản giống nhau, đều ca ngợi công đức của ông, coi ông ngang với những bậc trung thần nghĩa sĩ ngày xưa.

Ở quê nhà (thôn Thiết Đinh), nhân dân cũng đã lập miếu thờ ông, và gọi là miếu Anh Linh Vương. Ngôi miếu nay vẫn còn, và đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 9 tháng 9 năm 1994. Trong đền thờ có hai câu đối ca ngợi công đức của ông:

Đại đức tứ dân, danh tại sửSinh vi lương tướng tử vi thần.Nghĩa:Đức ở trong dân, danh lưu sử sáchSống là ông tướng tốt, chết thành thần.

Và:

Trị sự liêm bình, kim cổ đan thanh tuế tíchTại nhân đức trạch, Bắc Nam kim thạch minh danh.

Nghĩa:

Việc cai trị công bằng và liêm chính mãi mãi tiếng ghi sử sáchĐức lớn cho dân cậy, cả Việt Nam lẫn Trung Hoa danh khắc vào đá vàng.[7]

Hiện nay, ở Yên Định (Thanh Hóa) có trường PTCS Lê Đình Kiên, và thành phố Hưng Yên có đường Lê Đình Kiên.